Ngành nhựa kĩ thuật Việt Nam, thực trạng khó khăn và cơ hội giải pháp phát triển
Ngành nhựa kĩ thuật Việt Nam trong thời gian qua là ngành sản xuất nhựa có tốc độ tăng trưởng cao nhất và giá trị sản phẩm nhựa kĩ thuật đang chiếm tỷ trọng ngày một lớn trong tổng tỷ trọng của ngành nhựa tại Việt Nam. Bên cạnh những kết quả, ngành nhựa kỹ thuật cũng đang gặp phải một số khó khăn, thách thức về công nghệ sản xuất hạn chế còn chưa cập nhật kịp thời và nguồn nguyên liệu nhựa, phụ gia ngành nhựa chưa ổn định, nhựa kĩ thuật phụ trợ phụ thuộc vào nước ngoài. Để khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức nhằm phát triển ngành nhựa kĩ thuật Việt Nam, chúng ta cùng xem xét đề xuất một số giải pháp về chính sách, công nghệ để phát triển ngành nhựa kĩ thuật trong giai đoạn bản lề 2024-2040
A. Thực trạng khó khăn ngành nhựa kĩ thuật
Ngành nhựa kĩ thuật Việt Nam có tuổi đời còn non trẻ khá nhiều so với các mảng khác như nhựa dân dụng, nhựa bao bì, nhựa xây dựng. Tuy nhiên, khoảng 10 năm trở lại đây, số lượng các doanh nghiệp nhựa kĩ thuật trong nước đã tăng nhanh về số lượng và quy mô, cơ cấu giá trị nhựa kĩ thuật dự báo sẽ đạt 25% vào năm 2025 -2026
Lĩnh vực sản xuất của các doanh nghiệp nhựa kĩ thuật khá phong phú, đa dạng bao trùm hầu hết các ngành, lĩnh vực sản xuất từ cơ khí, điện, điện tử, viễn thông đến xây dựng, giao thông, y tế, nông nghiệp, dầu khí, công nghiệp hoá chất… Trong đó, lĩnh vực có nhiều doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, linh kiện nhựa nhất là ngành cơ khí với hai nhóm chính là sản xuất ô tô và xe máy. Lĩnh vực có số doanh nghiệp sản xuất lớn thứ hai là doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, linh kiện nhựa cho ngành điện, điện tử, viễn thông. Nhóm nhựa kĩ thuật có số lượng doanh nghiệp nhiều thứ ba là ngành nhựa kĩ thuật xây dựng
Các thành phố có số lượng doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm nhựa kĩ thuật nhiều nhất là TP Hồ Chí Minh (chiếm 37%) và Hà Nội (18%) và khá nhiều tỉnh, thành phố khác trong toàn quốc Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Long An, Quảng Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Nam
Mặc dù có sự tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, ngành nhựa kĩ thuật Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, tồn tại sau
Thứ nhất: trang thiết bị và trình độ công nghệ sản xuất và nguyên liệu nhựa, phụ gia phụ thuộc vào nước ngoài, còn chưa chủ động. Yếu tố trang thiết bị, công nghệ có một tác động to lớn đến sự phát triển của ngành nhựa nói chung, nhựa kĩ thuật nói riêng. Các công ty nhựa Việt Nam trong những năm qua đã chú ý đến việc đầu tư nâng cấp công nghệ đổi mới trang thiết bị cập nhật số với thế giới tạo ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh khi xuất khẩu do công nghệ đã đáp ứng nhu cầu khách hàng trong và ngoài nước. Tuy nhiên, việc đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị đối với ngành nhựa hiện nay đang là một trở ngại lớn do hầu hết các 90% tổng số máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất nhựa của ngành: máy ép, máy đùn, máy thổi… đều phải nhập khẩu. Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu nhựa, phụ gia và hạt compound nhựa kĩ thuật đầu vào cũng chủ yếu nhập khẩu và các đơn hàng đa số do các doanh nghiệp khách hàng đặt gia công chỉ định nguồn cung cấp
Thứ hai: Thị trường nhựa kĩ thuật phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp nước ngoài, kể cả đầu ra và đầu vào. Nhựa kĩ thuật là lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp phụ trợ. Sự hình thành và phát triển của ngành nhựa kĩ thuật ở Việt Nam trong một thời gian dài gắn liền với sự đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài thuộc các ngành sản xuất xe máy, thiết bị điện, điện tử, cơ khí phụ trợ… đến từ Hàn Quốc và Nhật Bản, châu Âu như Honda, Yamaha, Canon, Samsung, LG, Lego, Panasonic, Canon, ngoài ra còn có Vinfast của Việt Nam...
Thực tế các doanh nghiệp nhựa kĩ thuật Việt Nam vẫn chưa có thị trường đủ lớn, chưa chủ động hay tham gia sâu vào các chuỗi sản xuất cũng ứng toàn cầu, chưa được tham gia kĩ vào quá trình sản xuất các sản phẩm nhựa kĩ thuật nhiều giá trị cao. Trong số các công ty nhựa kĩ thuật cung cấp linh kiện nhựa cho xe máy, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang có năng lực vượt trội hơn so với các doanh nghiệp nhựa trong nước
Do phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp nhựa kĩ thuật không có điều kiện thực hiện một số công đoạn như công đoạn thiết kế, đa phần ở Việt Nam là làm gia công, còn với các thiết kế đã có sẵn từ các trung tâm nghiên cứu và phát triển của các tập đoàn mẹ ở nước ngoài nên các doanh nghiệp nhựa kĩ thuật ở trong nước ít có cơ hội và kinh nghiệm trong thiết kế các sản phẩm nhựa kĩ thuật
Thời gian gần đây, các doanh nghiệp nhựa kĩ thuật tại Việt Nam đã đã phát triển được những thương hiệu riêng và dần trở thành những bạn hàng lớn của các doanh nghiệp nhựa kĩ thuật trong và ngoài nước. Trong lĩnh vực nhựa kỹ thuật ô tô, nhờ sự phát triển các sản phẩm ô tô của Thaco Trường Hải, TC Motor Thành Công, VinFast mà tỷ trọng các linh kiện nhựa kĩ thuật được sản xuất trong nước đang từng bước được nâng cao và nội địa hoá nhiều hơn
Thứ ba: Hạn chế trình độ công nghệ
Về cơ bản, quy trình chế tạo sản phẩm NKT ở Việt Nam đang áp dụng đúng quy trình chung của thế giới, tuy nhiên các doanh nghiệp phần lớn tiếp cận ở một số khâu trong quy trình nhất định, rất ít có doanh nghiệp thực hiện toàn bộ quy trình do trình độ công nghệ còn nhiều hạn chế. Điểm mạnh là tập trung vào phần gia công, do đó các công nghệ phát triển phổ biến trong nước là công nghệ gia công, các giai đoạn tạo mẫu, thiết kế mới ở mức tiếp xúc và nhỏ lẻ, qua bản đồ công nghệ có thể đánh giá năng lực công nghệ của ngành nhựa kĩ thuật tại Việt Nam bám sát quy trình sản xuất sản phẩm với 6 nhánh công nghệ chính, 5 lớp công nghệ, 47 công nghệ lớp cuối và 215 thông số công nghệ. Điểm đánh giá năng lực công nghệ các nhánh công nghệ chính được thể hiện như: thiết kế sản phẩm 54,04%, thiết kế và chế tạo khuôn 70,27%, gia công sản phẩm 55,92%, gia công hoàn thiện 70,2%, lắp ráp 70% và đo kiểm 75,91%. Nhìn chung các mặt công nghệ về nhựa kĩ thuật đều đạt mức trung bình và khá so với thế giới. Chiếm một tỷ lệ không nhỏ các doanh nghiệp nhựa kĩ thuật có xuất phát điểm là các doanh nghiệp sản xuất khuôn mẫu cho các doanh nghiệp FDI nên năng lực thiết kế, chế tạo khuôn tốt hơn năng lực thiết kế và gia công sản phẩm. Trong khi, đa phần các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm nhựa lớn, có thương hiệu, có thị trường sản phẩm không sản xuất nhựa kĩ thuật. Các doanh nghiệp trong ngành nhựa kĩ thuật phần lớn là còn non trẻ, nguồn vốn, nguồn nhân lực hạn chế, thiếu kinh nghiệm, trình độ, quy trình sản xuất chưa chuyên nghiệp bài bản, thiếu chuyên gia và nhân lực đào tạo chuyên sâu
B. Giải pháp cơ hội phát triển ngành nhựa kĩ thuật ở Việt Nam trong ngành công nghiệp phụ trợ
1. Giải pháp về chính sách đối với ngành nhựa kĩ thuật
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành một số cơ chế, chính sách để định hướng và hỗ trợ sự phát triển của ngành sản xuất nhựa, ngành nhựa kĩ thuật. Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Nhựa Việt Nam. Theo Quy hoạch này, ngành Nhựa Việt Nam được phát triển theo hướng đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản phẩm cuối cùng; xử lý phế liệu nhựa về chế biến thành nguyên liệu, tăng dần tỷ trọng nguyên liệu trong nước, nội địa hoá để trở thành ngành công nghiệp tự chủ, vòng tuần hoàn về nguyên liệu nhựa, tạo ra kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chủ động toàn diện của ngành nhựa kĩ thuật trong công nghiệp phụ trợ, cũng như giúp bảo vệ thân thiện với môi trường về quá trình sử dụng, xử lý các nguồn nguyên vật liệu, nhiên liệu, phế liệu... Quy hoạch ngành cũng đưa ra mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành nhựa kĩ thuật theo hướng sản xuất những sản phẩm chất lượng cao, giảm tỷ trọng các nhóm sản phẩm nhựa bao bì và nhựa gia dụng, tăng tỷ trọng nhóm sản phẩm nhựa vật liệu xây dựng và nhựa kĩ thuật
Cần chủ động thúc đẩy phát triển ngành nhựa kĩ thuật, cũng như đồng bộ các giải pháp tích cực hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư; chủ động tiếp cận các dòng vốn đầu tư có chất lượng thông qua đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, tiếp cận, vận động các tập đoàn lớn, tập đoàn công nghệ; chủ động thúc đẩy hợp tác đầu tư và chuỗi cung ứng trong các khuôn khổ hợp tác với các đối tác có tiềm lực tài chính và công nghệ, kinh nghiệm và vốn; chủ động chọn lọc các dự án đầu tư nước ngoài, kiên quyết từ chối các dự án không phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như không đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn công nghệ, môi trường. Cần có tầm nhìn chiến lược trong phát triển ngành nhựa kĩ thuật kịp thời với xu thế của thế giới và tiềm năng hướng đi lâu dài trong tương lai
Ngoài các vấn đề nâng cao về vốn, trình độ công nghệ cốt lõi, các cơ quan liên quan cần sớm có quy định, chính sách ưu đãi cụ thể như thuế, tiền thuê đất, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, nguồn nhân lực, môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng, sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn, bền vững đi kèm với điều kiện được hưởng ưu đãi để thu hút đầu tư, hình thành các chuỗi sản xuất, cung ứng có giá trị gia tăng; tiến tới thành lập nhiều các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu chuyên sâu - phát triển, giáo dục về nhựa kĩ thuật tại Việt Nam; liên kết với các doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phụ trợ nhằm xây dựng các quy định có tính sàng lọc đầu tư nước ngoài, như quy định, cơ chế sử dụng các sản phẩm nhựa kĩ thuật được sản xuất tại Việt Nam, khuyến khích đầu tư gắn với công nghệ cao, chuyển giao công nghệ; đồng thời, ngăn ngừa các dự án đầu tư tiềm ẩn rủi ro ô nhiễm môi trường, công nghệ lạc hậu...
2. Giải pháp về công nghệ nhựa kĩ thuật
Dựa vào các thông tin từ bản đồ công nghệ cần đề xuất lộ trình công nghệ ngành sản xuất sản phẩm nhựa kĩ thuật năm 2024 - 2040
Lộ trình công nghệ kế hoạch ngành sản xuất sản phẩm nhựa kĩ thuật sẽ giúp cho chúng ta thấy được các định hướng sản phẩm, công nghệ ưu tiên phát triển cũng như những dự án nghiên cứu và đầu tư hạ tầng công nghệ cần thiết trong thời gian tới đối với ngành sản xuất sản phẩm nhựa kĩ thuật tại nước ta
Để đạt mục tiêu phát triển ngành nhựa theo hướng hiện đại, cần tăng cường tự động hóa, từng bước loại bỏ công nghệ, thiết bị cũ, đổi mới công nghệ, sử dụng thiết bị tiên tiến, hiện đại của thế giới là điều kiện quyết định và ưu tiên hàng đầu. Theo đó, để đầu tư phát triển ngành nhựa đi vào công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, bảo vệ môi trường để tạo ra các sản phẩm có chất lượng và giá trị gia tăng cao, hạ giá thành sản phẩm nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu khách hàng hiện tại và tương lai, đủ sức tiếp cận mạnh mẽ trên thị trường trong và ngoài nước
Tập trung phát triển, hoàn thiện trong quy trình công nghệ, sản xuất nhựa kĩ thuật trong đó bao gồm công nghệ thiết kế sản phẩm, công nghệ thiết kế, công nghệ chế tạo khuôn mẫu gia công, công nghệ hoàn thiện sản phẩm, công nghệ lắp ráp sản phẩm, công nghệ đo kiểm sản phẩm và tương ứng với mỗi công nghệ cũng cần có các chương trình nghiên cứu phát triển, đầu tư các hạ tầng nghiên cứu tương ứng
3. Giải pháp về nghiên cứu và tăng cường năng lực sản xuất nhựa kĩ thuật
Thúc đẩy hoạt động đào tạo, đầu tư tăng cường năng lực cho ngành nhựa kĩ thuật, trong đó đầu tư xây dựng các trung tâm hỗ trợ cho ngành nhựa kĩ thuật:
Trung tâm thiết kế sản phẩm nhựa kĩ thuật và khuôn nhựa với đầy đủ các loại phần mềm thiết kế, mô phỏng CAD, Corel, Idea, Catia, NX-unigraphics, COMSOL... có bản quyền thông thường, trang bị hệ thống máy in 3D để tạo sản phẩm mẫu được trang bị các thiết bị đo kiểm để đánh giá chất lượng và ảnh hưởng của môi trường, tải trọng tới độ bền, tuổi thọ của sản phẩm nhựa kĩ thuật
Trung tâm nghiên cứu vật liệu nhựa kĩ thuật có chức năng phân tích và đo kiểm hiện đại cho nhựa, sơn phủ và keo
Trung tâm nghiên cứu thiết kế, chế tạo và thử nghiệm máy móc, thiết bị cho ngành nhựa, in, sơn phủ và keo, trong đó có các thiết bị phân tích và đo kiểm hiện đại phục vụ cho công nghệ chế tạo máy móc và thiết bị, các thiết bị chế tạo gia công máy móc và thiết bị
4. Lựa chọn sản phẩm nhựa kĩ thuật ưu tiên phát triển lâu dài
Dựa theo đặc thù của ngành sản xuất nhựa kĩ thuật có hai nhóm sản phẩm ưu tiên phát triển đáp ứng nhu cầu của hai thị trường chính là linh kiện nhựa kĩ thuật cho ô tô và linh kiện nhựa kĩ thuật cho các sản phẩm điện, điện tử
Sản phẩm nhựa kĩ thuật dùng trong ngành công nghiệp cơ khí chế tạo: định hướng phát triển ngành sản xuất nhựa kĩ thuật và cùng quá trình tăng cường nội địa hóa của ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam, các sản phẩm nhựa kĩ thuật ưu tiên phát triển trong giai đoạn tới trong công nghiệp cơ khí chế tạo cần xác định rõ các sản phẩm ngắn hạn, trung dài hạn
Đối với sản xuất ô tô, ngắn hạn sẽ tập trung các sản phẩm như: táp lô, panel trong vỏ, các chi tiết trong khoang máy (dưới nắp ca pô), phần điện, điện tử, ốp gương, đèn, ca lăng, bình đựng chất lỏng, mái ô tô, bộ lọc khí trong ô tô. Trong trung hạn tập trung sản xuất các bộ phận nhựa kĩ thuật trong hệ thống cửa, chi tiết hệ thống xăng, chi tiết hệ thống truyền động, chi tiết cấu trúc khung gầm, thân và vỏ, đèn, pedan phanh, bánh răng nhỏ, chi tiết cho modul điện và điện tử
Các sản phẩm nhựa kĩ thuật dùng trong công nghiệp điện, điện tử: ngắn hạn tập trung vào các sản phẩm như vỏ sau màn hình, khung màn hình, chi tiết bánh răng, truyền động trong thiết bị điện, khung màn hình điện thoại, vỏ sau điện thoại, tai nghe điện thoại không dây, bản mạch PCB, vỏ thiết bị điện và điện tử, hệ thống dây điện
C. Tóm lại, các vấn đề và giải pháp trên giúp chúng ta thấy được ngành nhựa kĩ thuật tại Việt Nam hiện nay tuy mới mẻ non trẻ đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất ở mức trung bình khá so với thế giới nhưng có tiềm năng phát triển rất lớn trong thời gian tới, trong quá trình hội nhập sâu rộng của các cơ quan hữu quan
Cùng với việc tập trung định hướng phát triển các sản phẩm nhựa kĩ thuật là ưu tiên sản xuất cung cấp các chi tiết nhựa kĩ thuật cho ô tô và các thiết bị điện, điện tử; ngành nhựa kĩ thuật tại nước ta cần tập trung và ưu tiên đầu tư hạ tầng nghiên cứu cho việc thiết kế, chế tạo sản phẩm, khuôn mẫu nhựa kĩ thuật trong giai đoạn ngắn hạn và tập trung xây dựng các trung tâm nghiên cứu về thiết kế, chế tạo máy móc, thiết bị và đặc biệt là vật liệu ngành nhựa kĩ thuật, tăng cường năng lực tự chủ cho các doanh nghiệp nhựa kĩ thuật. Kết hợp với các cơ chế, chính sách hỗ trợ về tài chính - vốn, thị trường, nguồn nhân lực đào đạt chất lượng cao, cơ sở hạ tầng thì các cơ chế, chính sách về khoa học công nghệ, trình độ công nghệ sẽ là động lực thúc đẩy ngành công nghiệp nhựa kĩ thuật nói riêng, công nghiệp phụ trợ nói chung tại Việt Nam phát triển trở thành một ngành sản xuất có đóng góp quan trọng cho nền công nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2024-2040
(Nguồn: atpmaterials.com)
Mua nhựa kĩ thuật đâu giá tốt, chất lượng, uy tín?
Công ty TNHH công nghiệp phụ trợ Minh Phát (Minh Phat material) chuyên kinh doanh vật liệu cách nhiệt, cách điện, vật tư bảo ôn, vật liệu cách điện, phíp cách điện, phíp Bakelite Hàn Quốc, phíp Bakelite Đài Loan, phíp Bakelite Trung Quốc Bakelite ESD chống tĩnh điện, các loại nhựa kĩ thuật có nguồn gốc từ Đức, Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc phổ biến như nhựa PEEK Đức, nhựa PEEK Bỉ Solvey, PEEK Victrex, nhựa PEEK Hàn Quốc, nhựa PEEK chống tĩnh điện ESD, nhựa PC, nhựa PC chống tĩnh điện ESD, Nhựa POM, Nhựa POM Hàn Quốc, Nhựa POM chống tĩnh điện, Nhựa PB108, Nhựa POM cây, Nhựa POM tấm, Thanh nhựa POM, Nhựa POM kháng tĩnh điện, Nhựa POM ESD; Nhựa MC nylon (MC 901, MC xanh, MC tĩnh điện, MC ESD, MC 501), Nhựa MC Hàn Quốc, Nhựa Teflon PTFE, nhựa MICA Đài Loan, MICA tĩnh điện, nhựa PVC, tấm nhựa PVC, (nhựa PVC trong, PVC màu trắng ngà, PVC màu mỡ gà, PVC trắng sữa, PVC xanh ghi hay ghi xám), nhựa PVC tấm, nhựa PVC tấm xanh ghi, nhựa PP tấm (nhựa PP trắng, nhựa PP xanh ghi), nhựa PA, nhựa ABS, cuộn nhựa PVC trong suốt, cuộn nhựa PVC tĩnh điện, PVC, thảm cao su ESD, thảm cao su tĩnh điện, cuộn thảm cao su chống tĩnh điện, nhựa PU Polyurethane, nhựa ABS, nhựa PE, HDPE, Mica Acrylic PMMA, các loại vật tư cơ khí phụ trợ, thanh ren, ty ren, đai treo ống, kẹp treo ty, kẹp xà gồ, ubolt, ula, thanh unistrut và phụ kiện, bu lông, ốc vít, ubolt, nở sắt, nở đóng, đinh ghim, thang máng cáp, bát ren, tai chuồn, kẹp bướm, ống gió mềm, bông thủy tinh, bông khoáng cách nhiệt, gối đỡ ống, gối foam, cao su tấm, vật liệu cách nhiệt cách điện, chống cháy, vật tư bảo ôn, nhựa kĩ thuật... cho ngành công nghiệp phụ trợ, đặc biệt là các công ty cơ khí, gia công chính xác, ngành khuôn mẫu, đồ gá, jig đáp ứng nhu cầu các công ty vệ tinh cho các tập đoàn đa quốc gia. Ngoài ra Minh Phat material còn cung cấp giải pháp cách nhiệt, chống nóng tối ưu, cách âm, giảm và tiêu âm hiệu quả cao cho các công trình nhà xưởng, dân dụng, khu công nghiệp, là địa chỉ tin cậy, uy tín, chất lượng, nhanh chóng cho kiến trúc sư, chủ đầu tư và các nhà thầu trên toàn quốc
Hãy liên hệ với chúng tôi để được phục vụ tốt nhất
Hotline 0903454698/ 0904877170
Website:
https://minhphatmaterial.vn/